Vì sao hơn 90% dân Trung Quốc sinh sống ở phía đông?
Theo Tom’s Guide, mặc dù chỉ được Samsung 'nhá hàng' chớp nhoáng trong sự kiện ra mắt dòng S25, nhưng Galaxy S25 Edge đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý nhờ thiết kế siêu mỏng đầy ấn tượng. Tuy nhiên, ngoài tên gọi và độ mỏng, gần như không có thông tin nào khác về chiếc điện thoại này được tiết lộ.Mới đây, một video tiếng Tây Ban Nha (hiện đã bị xóa) trên YouTube đã mang đến những thông tin rò rỉ cực kỳ giá trị về S25 Edge. Theo trang tin Android Authority, video không chỉ cho thấy một chiếc S25 Edge 'bằng xương bằng thịt' mà còn hé lộ một số thông số kỹ thuật quan trọng.Video có cảnh so sánh trực tiếp S25 Edge với Galaxy Z Fold 6 (đang mở). Kết quả cho thấy, S25 Edge chỉ dày hơn một chút so với Z Fold 6 (5,6 mm khi mở). Điều này đồng nghĩa với việc, S25 Edge có thể sẽ có độ dày dưới 6 mm (chưa tính phần lồi camera), mỏng hơn đáng kể so với Galaxy S25 (7,2 mm).Video cũng cho thấy ứng dụng AIDA64 đang chạy trên S25 Edge, tiết lộ một số thông số kỹ thuật chính như chip Snapdragon 8 Elite, bộ nhớ RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256 GB và pin 4.000 mAh.Chưa dừng lại ở đó, trong một video khác (cũng đã bị xóa) mang đến sự xuất hiện đầy bất ngờ của một chiếc điện thoại được cho là Google Pixel 9a. Chiếc điện thoại này có màu đen Obsidian quen thuộc, logo chữ G đặc trưng và thiết kế hoàn thiện, cho thấy đây có thể là phiên bản thương mại. Cụm camera hình viên thuốc gần như không lồi lên, các cạnh được bo cong mềm mại, tạo nên một tổng thể rất phong cách.Trong số hai chiếc điện thoại này, Pixel 9a có khả năng sẽ ra mắt trước. Các tin đồn trước đây cho rằng Pixel 9a sẽ trình làng vào giữa tháng 3. Trong khi đó, Samsung vẫn giữ kín thông tin về S25 Edge, nhưng nhiều khả năng máy sẽ được giới thiệu vào mùa hè, có thể là cùng với Galaxy Z Fold 7 vào tháng 7 hoặc tháng 8.Nuôi tôm trên đất ruộng muối
Để giúp loại bỏ cảm giác no quá mức, uể oải, đầy hơi, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 5 mẹo hay.Biết trước những thành phần nào gây khó chịu có thể giúp loại bỏ chứng đầy hơi.Bác sĩ Michael Hartman, chuyên gia dinh dưỡng đang làm việc tại Mỹ, khuyên: Biết những loại thực phẩm bản thân không dung nạp và các tác nhân gây kích thích khác là rất quan trọng để tránh hoặc hạn chế nhằm ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, theo trang tin sức khỏe của Mỹ Healthline.Để xác định những loại thực phẩm gây đầy hơi, cô Erin Palinski-Wade, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, khuyến nghị nên ghi lại nhật ký thực phẩm hằng ngày.Tốt nhất là theo dõi thực phẩm bạn ăn, khẩu phần ăn, thời gian, cũng như bất kỳ triệu chứng nào bạn cảm thấy. Điều này có thể giúp bạn xác định thực phẩm có thể gây đầy hơi.Chờ quá lâu giữa các bữa ăn cho đến khi đói thường có thể dẫn đến ăn quá nhanh và quá nhiều, điều này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chuyên gia Palinski-Wade cho biết.Thay vì dành tất cả cho một bữa ăn lớn, hãy ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ đều đặn để hỗ trợ tiêu hóa trong suốt cả ngày.Hãy cẩn thận với các loại thực phẩm có thể gây đầy hơi, như ăn cùng lúc nhiều rau họ cải, quá nhiều chất xơ hoặc nhiều chất béo, muối và đường, cô ấy nói.Chuyên gia Palinski-Wade gợi ý nên ăn uống điều độ. Hãy chọn khẩu phần ăn gồm 1/3 là rau củ quả, 1/3 là protein nạc và 1/3 còn lại là món yêu thích, cô nói. Điều này cho phép bạn thưởng thức tất cả các món ăn mà không ăn quá nhiều, giúp giảm đầy hơi.Các loại rau như rau bina, cải xoăn, cải thìa, măng tây và cải cầu vồng có hàm lượng nước cao và cũng ít calo và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng có tác dụng tốt trong việc giảm đầy hơi, chuyên gia cho biết.Chuyên gia Palinski-Wade khuyên nên tăng dần chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và giảm đầy hơi, nhưng đừng tăng cùng lúc quá nhiều chất xơ vì có thể dẫn đến đầy hơi nhiều hơn. Ngoài ra, nếu không tăng lượng nước hấp thụ khi tăng chất xơ, cũng có thể dẫn đến đầy hơi và táo bón.Các loại rau họ cải như bông cải xanh cũng có thể gây ra nhiều khí hơn, vì vậy, tốt nhất là nên ăn các loại rau này khi nấu chín thay vì ăn sống để giảm đầy hơi, chuyên gia Palinski-Wade cho biết.Uống rượu cùng bữa ăn thịnh soạn có thể khiến đầy hơi tồi tệ hơn. Bác sĩ Hartman khuyên nên uống nhiều nước nhưng cần uống rải ra để ngăn ngừa đầy hơi, đừng uống nhiều nước cùng lúc vì có thể làm tăng đầy hơi, cô cũng khuyên nên hạn chế lượng rượu, theo Healthline.
Tin vào mối lương duyên bền vững với thầy Park
Giá heo hơi bình quân cả nước mức 59.900 đồng/kg. Giá heo hơi của Công ty CP Việt Nam ổn định mốc 63.000 đồng/kg ở miền Bắc, khu vực miền Nam là 62.000 đồng/kg.
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết.
Thấy gì từ vụ Midu đề nghị xử lý chủ kênh fanpage, TikTok?
Một dấu ấn của năm 2024 là thêm nhiều hoạt động tư vấn tuyển sinh diễn ra ở cấp chính phủ và cấp trường học tại Việt Nam. Chẳng hạn, đây là năm đầu chính quyền bang New South Wales (Úc) tổ chức triển lãm du học ở Việt Nam, và cũng là lần đầu Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM phối hợp cùng các cơ quan chính phủ khác của nước này tổ chức buổi hướng nghiệp và tư vấn du học nghề cho người Việt.Ngoài ra, đây cũng là năm đầu cơ quan giáo dục Macau (Trung Quốc) cùng toàn bộ các trường ĐH tại đặc khu hành chính này đến Việt Nam tư vấn tuyển sinh, và nhiều trường ĐH trong tốp hàng đầu thế giới ở Malaysia, Hàn Quốc... cũng lần đầu đến Việt Nam tư vấn. ĐH Quản lý Singapore hồi tháng 4 cũng chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và là trường ĐH đầu tiên tại Singapore thực hiện điều này.Về mặt chính sách, một số quốc gia du học cũng đưa ra các quy định cởi mở hơn. Chẳng hạn, Mỹ và New Zealand đang đẩy nhanh hơn nữa thời gian xử lý đơn xin visa (thị thực) du học cho người Việt. Nhiều khu vực tại Hàn Quốc thì xây dựng các đơn vị đặc thù để hỗ trợ du học sinh sinh sống ở địa phương, trong đó Trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế Busan (BISSC) là mô hình tiên phong đang được nhiều nơi khác học hỏi.Trong khi đó, Hồng Kông mới đây cho phép du học sinh tự do làm thêm, thay vì bị giới hạn 20 giờ mỗi tuần chỉ trong khuôn viên trường hay phải thực tập liên quan đến chuyên ngành trong năm học và vào kỳ nghỉ hè như trước. Singapore hồi tháng 8 cũng nới lỏng quy định định cư, cho phép người có thẻ sinh viên xin thường trú nhân tại quốc đảo này nếu đậu ít nhất một kỳ thi quốc gia hay nếu đang tham gia một chương trình tích hợp.Không chỉ "nới cửa" tuyển sinh, chính phủ và trường học ở nhiều nước cũng tăng mạnh học bổng cấp cho học sinh và sinh viên Việt Nam. Như ở New Zealand, chính phủ nước này hồi tháng 11 công bố trao học bổng chính phủ bậc ĐH cho người Việt (NZUA) với tổng giá trị hơn 3,1 tỉ đồng, trở thành nước tiếng Anh đầu tiên có đủ học bổng chính phủ từ trung học tới sau ĐH tại Việt Nam.Chung động thái, chương trình học bổng GREAT do chính phủ Anh phối hợp thực hiện với Hội đồng Anh mới đây đã mở đơn đăng ký trở lại, tăng thêm 3 suất cho người Việt với giá trị mỗi suất tối thiểu là 10.000 bảng Anh (320 triệu đồng). Chương trình này các năm gần đây cũng liên tục tăng suất học bổng cho sinh viên Việt Nam, hiện số lượng đã gấp 3 lần so với năm đầu triển khai.Nhiều trường ĐH và CĐ tại các nước đông du học sinh Việt như Mỹ, Canada cũng đang tăng số lượng lẫn giá trị học bổng cho người Việt, theo chuyên gia. Bên cạnh đó, những điểm đến châu Á như Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và các nước châu Âu như Ý, Pháp, Đức cũng có nhiều suất học bổng từ chính phủ hay các trường ĐH, với giá trị lên đến toàn phần.Bên cạnh những tín hiệu chào đón du học sinh, không ít quốc gia cũng đưa ra nhiều quy định thắt chặt, thậm chí hạn chế sinh viên quốc tế đến học nhằm giảm lượng người nhập cư. Sớm nhất trong số đó là Anh, khi nước này đầu năm nay cấm sinh viên quốc tế mang theo thân nhân, trừ những ai học các khóa nghiên cứu sau ĐH hay do chính phủ tài trợ, cùng nhiều quy định khác với mục tiêu cắt giảm 300.000 người nhập cư ròng mỗi năm.Chung mục tiêu, Canada năm qua liên tục ban hành nhiều quy định thắt chặt, từ hạn chế cấp giấy phép du học, tăng chuẩn ngoại ngữ và các yêu cầu khác với giấy phép làm việc sau tốt nghiệp, đồng thời ngưng cho phép người Việt du học diện miễn chứng minh tài chính. Mặt khác, quốc gia này mới đây đã cho phép du học sinh làm thêm nhiều hơn, lên tối đa 24 giờ/tuần thay vì chỉ 20 giờ như trước.Hà Lan gần đây ban hành dự luật Cân bằng quốc tế hóa với mục tiêu giảm chương trình đào tạo dạy bằng tiếng Anh và tăng học phí với du học sinh. Trong khi đó, sau thời gian dài chờ đợi, Úc chính thức không thông qua dự luật áp trần tuyển sinh và thay đổi chính sách cấp visa du học. Song, điều này khiến không ít cơ sở giáo dục và công ty du học e ngại vì sợ chính quyền đương nhiệm sẽ dùng chính sách mới để giới hạn tuyển sinh.Tại Trung Quốc, từ năm 2024, chính phủ nước này yêu cầu tất cả du học sinh muốn xin học bổng chính phủ hay xin học vào một trong 142 trường thuộc dự án "Song nhất lưu" phải thi tuyển sinh ĐH với hình thức trực tuyến tại nhà hoặc trực tiếp tại trường ở Trung Quốc và quy định này chỉ áp dụng với hệ cử nhân. Tùy vào chuyên ngành ứng tuyển và ngôn ngữ đào tạo, thí sinh sẽ được chia vào phân ban với số môn thi tương ứng.Những thay đổi chính sách nêu trên trong năm qua đã ảnh hưởng ít nhiều đến danh tiếng của các điểm đến du học phổ biến, theo các báo cáo được thực hiện trong năm qua. Đơn cử, khảo sát từ 1.082 công ty du học từ 68 quốc gia, vùng lãnh thổ do tập đoàn giáo dục Navitas thực hiện mới đây cho thấy du học sinh trên toàn cầu đang ít yêu thích Úc, Anh và Canada hơn trước.